Top 6 Truyền Thuyết Đô Thị Nổi Tiếng Nhất Thế Giới

Truyền thuyết đô thị vốn được lưu truyền từ người này tới người khác liệu có phải là sự thật?

Top 6 Truyền Thuyết Đô Thị Nổi Tiếng Nhất Thế Giới

1. Áo Choàng Đỏ - Aka manto

Aka manto được mô tả là một linh hồn nam mặc áo choàng đỏ và đeo mặt nạ che mặt. Người ta kể rằng Aka manto “ám” trong phòng tắm công cộng hay phòng tắm trường học, thường là buồng tắm cuối cùng của phòng tắm nữ. Theo truyền thuyết, những người trong buồng tắm được Aka Manto yêu cầu lựa chọn giữa giấy đỏ hoặc giấy xanh dương (trong một số phiên bản là áo choàng đỏ hoặc áo choàng xanh dương). Nếu chọn "màu đỏ" nạn nhân sẽ bị xé rách đến chết, còn những người chọn "màu xanh dương" sẽ bị siết cổ hoặc bị rút hết máu khỏi cơ thể. Còn nếu chọn một màu ngoài hai màu xanh đỏ thì sẽ bị ông ta lôi xuống địa ngục. Theo những câu chuyện truyền miệng nhau, chọn "màu vàng" thì đầu sẽ bị đẩy vào nhà vệ sinh. Nếu muốn sống sót thì chỉ có thể tìm cách thoát khỏi phòng tắm thôi.

2. Truyền Thuyết Đô Thị - Khẩu Liệt Nữ

Xuất xứ: Nhật Bản
Những con hẻm với ánh đèn mập mờ. Ả thích số 3 nên thường chọn những nơi có số 3 hoặc tên địa điểm liên quan đến “3” (San) để xuất hiện.

Khẩu vị: Không ăn thịt người. Rất thích kẹo cứng!

Hình dáng:
Kuchisake Onna thường là những linh hồn phụ nữ khi còn sống bị bạo hành và khi chết đi vẫn không được đối xử tốt. Tên gọi này bắt nguồn từ khuôn mặt với vết thương sâu, nụ cười đến tận mang tai.

Ả thường mặc chiếc áo dài đỏ thẫm để che máu trên người mình. Trong những ngày mưa, ả cũng thường che ô đỏ và có thể dùng nó để bay lên bầu trời. Tuổi tầm 20+ với làn da tái nhợt. Khi xuất hiện, cô ta thường đeo khẩu trang hay một tấm vải để che gương mặt mình.

Ả có thể chạy với tốc độ cao, 100m / 6 giây. Và lơ lủng trong không khí.

Truyền thuyết:
Kuchisake Onna xuất phát từ thời Heian, cách đây hơn 800 năm trước. Một phụ nữ xinh đẹp và là vợ lẽ của vị samurai nọ có tính lẳng lơ, cô ả đã lừa dối vị samurai và qua lại với những người đàn ông khác. Khi vị samurai này biết được sự thật, anh ta đã chém lên gương mặt xinh đẹp của cô ả một nhát đến mang tai và nói “Giờ thì người còn nghĩ minh xinh đẹp không hả?!”

Hành vi:
Kuchisake Onna thường lảng vảng trong những con hẻm tối và chọn cho mình con mồi. Ả ta sẽ tiếp cận nạn nhân và hỏi “Watashi, Kirei?” (Tôi có đẹp không?)

Nếu trả lời không, ả sẽ giết nạn nhân ngay lập tức hoặc rạch miệng nạn nhân.

Nếu trả lời có, ả sẽ kéo khẩu trang xuống, để lộ cái miệng bị rạch đến mang tai, vẫn đang nhỏ máu. Và tiếp tục hỏi bằng một giọng ghê rợn: “Kore demo?” (Còn như thế này thì sao?).

Nếu khi đó, nạn nhân la hét hoặc trả lời không đẹp. Ả sẽ chém người đó thành hai. Nếu người đó nói có, ả sẽ bỏ đi, nhưng sẽ theo đuôi nạn nhân về nhà và giết người đó một cách tàn nhẫn ngay trước cửa nhà.

Nguyên nhân:
Từ “KIREI” trong tiếng Nhật có nghĩa là “Xinh đẹp”, nhưng nó cũng vần giống với “KIRE”, nghĩa là “cắt”… Vì vậy Kushisake Onna được cho là luôn “ám ảnh” với việc cắt/ rạch miệng nạn nhân và ả sẽ không bỏ qua cho bạn dù trong trước hợp nào

Cách đối phó:
Nhiều người cho rằng, việc ném tiền hoặc kẹo cứng vào ả sẽ giúp cho ả bị đánh lạc hướng và mình có cơ hội để trốn thoát. Ngoài ra bạn cũng có thể trả lời những câu hỏi kiểu mập mờ như “Bình thường”, “50/50”, … để ả bị phân tâm.

Nhiều truyền thuyết khác cho rằng Kuchisake Onna có thể là một nạn nhân của phẩu thuật thẩm mỹ và gã bác sĩ phẩu thuật cho ả sử dụng sáp tóc (“Pomade”), khiến ả thấy khó chịu và buồn nôn. Vì vậy nếu bạn niệm chú “Pomade” 3 lần, ả sẽ nhớ lại chuyện xửa và bị mất tập trung.

Ả cũng rất sợ chó nên bạn có thể viết chữ “CHÓ” trong lòng bàn tay và giơ ra. Hoặc la to “CÓ CON CHÓ!!!”

3. Cô Gái Trong Kẽ Hở Tại Đô Thị

Bạn có biết những kẽ hở luôn ở xung quanh mình, từ gầm giường, kẽ tủ, cho đến ngăn bàn? Đừng bao giờ nhìn vào đó, vì nếu thứ bạn trông thấy là một cặp mắt đang nhìn lại mình, bạn chết chắc rồi.

Lần đầu tiên nạn nhân nhìn thấy cô ta, cô ta sẽ hỏi người đó có muốn chơi trốn tìm không. Thực sự thì không có lựa chọn nào, vì kể cả từ chối thì nạn nhân vẫn phải chơi trò chơi đó với cô ta, cơ bản là không bao giờ được nhìn vào những kẽ hở nữa. Nếu nhìn cô ta lần hai, cô ta sẽ kéo bạn vào trong kẽ hở.

4. Truyền Thuyết Lời Nguyền Của Đại Tá

Lời nguyền của Đại tá (カーネルサンダースの呪い - Kāneru Sandāsu no Noroi) được cho là nói đến đội bóng chày Hanshin Tigers. Người ta xem lời nguyền này là nguyên nhân của trận thi đấu kém cỏi của họ trong Giải vô địch Nhật Bản. Chuyện kể năm 1985, người hâm mộ của Hanshin Tigers đã ăn mừng chiến thắng đầu tiên (và cũng là duy nhất của đội), trong sự phấn khích, những người hâm mộ đã ném một bức tượng của Đại tá Sanders (người sáng lập và cũng là biểu tượng của KFC) xuống sông Dōtonbori. Kể từ sự cố, đội vẫn chưa giành được Giải vô địch một lần nào nữa.

5. Truyền Thuyết Đô Thị Rùng Rợn - Nữ Sinh Hại Chết Bạn

Nhắc đến truyền thuyết đô thị ở Hàn Quốc, không thể không kể đến câu chuyện nữ sinh trong nhà vệ sinh nổi tiếng được mọi người truyền miệng từ năm 1990. Dù không ai có thể chứng minh được tính xác thực của truyền thuyết đô thị này nhưng mỗi khi nhắc đến khiến ai cũng phải rùng mình.

Theo một trang blog Naver, truyền thuyết đô thị này được kể lại với nhiều phiên bản nhưng nội dung cốt lõi chỉ có 1. Cụ thể, ở một trường học nọ, nữ sinh A luôn đứng nhất khối còn nữ sinh B thì luôn giữ thứ hạng 2. Sau đó, vì muốn chuyển sang một ngôi trường tốt hơn nên B buộc phải giành thứ hạng nhất. Tất cả những người xung quanh, từ bố mẹ, thầy cô đến bản thân B đều yêu cầu nữ sinh này bằng mọi cách phải đứng đầu trường. Những kỳ vọng này đã trở thành gánh nặng đè lên vai B.

Thế là B lao vào học tập chăm chỉ hơn gấp bội nhưng dù cố gắng đến đâu, cô cũng không vượt qua được A. Thất bại nối tiếp thất bại khiến B nảy ra ý định làm một việc mà cô không bao giờ nên làm.

B tìm đến A và nói rằng có chuyện muốn nói trước khi cả hai đi lên sân thượng trường học. Tại đây, lợi dụng lúc A không để ý, B đã ra tay đẩy bạn ngã rơi xuống đất tử vong tại chỗ. Sau đó, cái chết của A được xác định là một vụ tụ sát. Giờ đây, B không có đối thủ và nghiễm nhiên thứ hạng nhất trường rơi về tay cô.

Một ngày nọ, B ở lại trường một mình để học đến tối muộn và cô bắt đầu nghe thấy tiếng động "koong, koong, koong" cùng lời thì thầm: "Ở đây không có". Âm thanh lặp đi lặp lại ấy dần dần càng tiến về phía B.

Vì quá sợ hãi nên B đã trốn xuống gầm bàn. Sau đó, cửa phòng học mở ra và chủ nhân của giọng nói kia lộn ngược đầu, hệt như tư thế nữ sinh A chết trước đó, đối mặt với B bằng ánh mắt đầy phẫn uất và căm hận rồi nói: "Cậu đây rồi".

Mới đây, truyền thuyết đô thị này được nhắc đến trong tập 1 của phim kinh dị Goedam, một lần nữa mang lại nỗi sợ hãi đối với người Hàn Quốc. Thời lượng tập phim chỉ vỏn vẹn hơn 10 phút nhưng đủ đưa khán giả đến với nỗi sợ tột độ.

Cũng giống như câu chuyện trên, tập phim này xoay quanh câu chuyện của 2 nữ sinh Kim Ji Ye và Park Seo Hee. Trên bảng thành tích được treo ngoài hành lang lớp học, Kim Ji Ye là học sinh xuất sắc giành hạng nhất và theo sau là Park Seo Hee. Không rõ vì lý do gì mà Kim Ji Ye đã không còn sống trên đời này.

Giữa giờ học, Park Seo Hee xin phép cô giáo đi vệ sinh thì tại đây, điều kinh hoàng đã xảy ra với cô. Tại đây, Park Seo Hee liên tục nghe thấy tiếng cửa phòng vệ sinh khác mở nhưng không thấy ai đi ra hay đi vào. Cao trào dần được đẩy lên khi nữ sinh này nhìn thấy một cái đầu tóc bị hút vào bồn cầu bên cạnh.

Quá sợ hãi nhưng không dám bước ra, Park Seo Hee cố thủ bên trong. Một lúc sau, cô ghé mắt xuống khe hở cửa phòng vệ sinh thì thi thể đầy máu lộn ngược của cô bạn học Kim Ji Ye hiện ra và bảo rằng: "Tìm được cậu rồi". Kết cục, Park Seo Hee đã bị giết chết trong phòng vệ sinh.

Cảnh quay cuối là gương mặt trong ảnh treo trên bảng thành tích của Park Seo Hee nở nụ cười ghê rợn, khép lại tập 1 của series kinh dị Goedam đang nhận được phản hồi tích cực của nhiều dân mạng xứ kim chi.

6. Truyền Thuyết Đô Thị - Địa Ngục Của Tomino

Đây là một câu chuyện rất nổi tiếng tại Nhật Bản về một bài thơ tên “Địa ngục của Tomino”. Người ta bảo rằng bạn chỉ nên đọc bài thơ này trong đầu, không bao giờ được đọc thành tiếng. Nếu bạn lỡ đọc to, thì bạn phải tự chịu trách nhiệm cho việc làm của mình.

Tomino là huyền thoại đô thị của Nhật về một bài thơ sẽ giết bất cứ ai đọc nó thành tiếng. Trong thế giới này, có những thứ mà bạn không bao giờ nên nói to, và "Địa ngục của Tomino" là một trong số đó. Theo truyền thuyết, nếu bạn đọc to bài thơ này, thảm họa sẽ ập xuống đầu bạn. Nhẹ nhất là bạn sẽ lâm bệnh nặng hoặc bị thương. Còn tệ hơn, bạn sẽ phải đánh đổi bằng tính mạng của mình.

Mô tả hình ảnh

TwitterPinterest

Bài thơ Tomino's Hell

Cô chị nôn ra máu, cô em thì phun ra lửa.
Tomino dễ thương thì phun ra trang sức quý giá.
Tomino chết một mình và rơi xuống địa ngục.
Địa ngục, tối tăm, không có hoa.
Có phải chị của Tomino là cán roi đó không?
Số lượng vết sẹo thật đáng lo.
Cứ vung roi và đánh và đập,
Con đường dẫn đến địa ngục chỉ có một lối.
Cầu xin để sự dẫn dắt vào bóng tối của địa ngục vĩnh hằng,
Từ những con cừu vàng, từ những chú sơn ca.
Còn lại bao nhiêu trong túi da?
Chuẩn bị cho cuộc hành trình vô tận vào địa ngục.
Mùa xuân đến với rừng và thung lũng,
Bảy lượt trong thung lũng tối tăm của địa ngục.
Trong lồng là một chú sơn ca, trong giỏ một con cừu,
Trong con mắt của Tomino đáng yêu toàn là nước mắt.
Khóc đi, chim sơn ca, cho khu rừng và cho mưa
Bày tỏ tình yêu của bạn cho em gái mình.
Âm vang tiếng khóc của bạn vang khắp địa ngục,
và một đóa hoa nhuốm máu nở.
Qua bảy ngọn núi và thung lũng của địa ngục,
Tomino đáng yêu đi một mình.
Để chào đón bạn đến với địa ngục,
Ánh sáng le lói của đỉnh núi nhọn chót vót.
Xuyên thủng những thân xác còn tươi,
Như một lời chào từ Tomino dễ thương.