NGÔN TÌNH VỊ HOÀNG ĐẾ "DUY NHẤT" TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA: Một đời chỉ "đơn phương" một người.

Đó là mối tình đơn phương chân thành của vị vua nổi tiếng trăng hoa Càn Long dành cho Hàm Hương (hay Dung Phi) trong lịch sử Trung Hoa.

NGÔN TÌNH VỊ HOÀNG ĐẾ "DUY NHẤT" TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA: Một đời chỉ "đơn phương" một người.

Đó là mối tình đơn phương chân thành của vị vua nổi tiếng trăng hoa Càn Long dành cho Hàm Hương (hay Dung Phi) trong lịch sử Trung Hoa.

Hàm Hương vốn là con gái của gia đình có công với triều đình trong cuộc bình định Tân Cương. Năm 1759, nàng theo người anh trai là Đồ Nhĩ Đô về Bắc Kinh nhận sắc phong "Phụ quốc công", sau đó nàng được tuyển vào hậu cung, phong là Hòa quý nhân, sau được thăng lên hàng tần phi.

đọc truyện ngôn tình full

Nàng có dung mạo tuyệt thế và trên người tỏa ra một mùi hương rất đặc biệt làm say đắm lòng người. Vẻ đẹp của nàng được khắc họa là mặt ngọc chưa tới gần mà hương thơm đã ngào ngạt. Đó không phải hương thơm của hoa, cũng chẳng phải hương thơm của phấn mà là thứ hương thơm rất kỳ lạ và đặc biệt như muốn thấm vào lòng dạ người xung quanh.

Chính vì thế Càn Long mê mẩn sắc đẹp của nàng đến mức cho phép Dung Phi giữ tín ngưỡng và cách ăn mặc của dân tộc mình, đến khi nàng được phong quý phi mới may trang phục kiểu Mãn Thanh.

Những điều kiện của Dung Phi trước khi lên kiệu hoa như: Khi nàng về kinh phải có anh trai đi cùng, và nếu nàng chết thì phải đưa thi thể về cố hương an táng... cũng được Càn Long chấp thuận.

ngôn tình hoàn full

Ngay sau khi phong nàng làm Phi, hoàng đế Càn Long đã rất quan tâm tới thói quen sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo của nàng. Ông cho xây dựng hẳn một lễ đường Hồi giáo ở hậu cung, bài trí cảnh vật xung quanh theo đúng phong cách của người Hồi giáo. Rồi vua còn cho phép nàng đưa những người hầu cũ đến ở trong cung để nấu ăn, phục vụ nàng, cho nàng ăn mặc trang phục theo kiểu người Hồi.

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc một phi tần có nguồn gốc từ một bộ tộc khác được sống theo những phong tục của dân tộc mình ngay trong hậu cung xa lạ.

Tuy nhiên, dẫu được hoàng đế hết lòng chiều chuộng nhưng Hương Phi vẫn chẳng động lòng. Cả ngày, nàng chỉ thẫn thờ nhìn ngắm cảnh vật xung quanh mà nước mắt vẫn không ngừng tuôn rơi. Những tưởng thời gian sẽ làm Hương Phi dần quên được quê hương Tân Cương. Nhưng nhìn cảnh vật xung quanh y như nơi từng gắn bó mà thực ra lại đang ở xứ lạ càng làm cho Hương Phi đau đáu nỗi nhớ thương quê nhà. Tình cảm của hoàng đế Càn Long dù có bao nhiêu cố gắng cũng chẳng hề được đáp lại.

Suốt quãng thời gian mấy năm vào cung, Hương Phi luôn buồn rầu mà lặng thinh với Càn Long. Thậm chí, nàng còn cự tuyệt mọi ý định sủng hạnh của hoàng đế. Vốn từng nổi tiếng phong lưu với hậu cung ngàn mỹ nữ, vậy mà tình cảm của Càn Long dành cho Hương Phi chẳng hề thuyên giảm, tới tận khi nàng đã tuổi xế chiều.

Dung Phi qua đời vì bệnh nặng ở tuổi 55, Càn Long đau buồn đến mức bỏ thiết triều suốt 3 ngày. Tang lễ được tổ chức rất long trọng, nam giới từ thân vương trở xuống, phụ nữ từ công chúa, phúc tấn trở xuống đều phải có mặt để dự tang lễ.

Nhà vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, phái 120 binh sĩ mang thi thể của Hương Phi về an táng tại khu Đông Lăng.

Đưa Hương Phi đi, Càn Long tiếc thương và đau đớn vô hạn. Vì xét đến cùng, cả thể xác, trái tim và linh hồn nàng, đều vội vã rời xa vị hoàng đế ấy mãi mãi ...

Khu lăng mộ ấy hiện vẫn tồn tại như một thánh đường rộng lớn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Hàng ngày, có rất nhiều người đến thăm mộ Hương Phi, chiêm ngưỡng kỳ quan lăng mộ xây theo kiểu mộ cổ Hồi giáo.

Tổng hợp và viết bài : Tabi

Nguồn: Đam Mê Ngôn Tình